Bị gãy Tay hoặc gãy Chân có đi XKLD Nhật Bản được không?

Nhu cầu sang Nhật Bản lao động hiện nay tăng mạnh thu hút một lượng lớn người lao động Việt Nam. Tuy nhiên để có thể đi sang Nhật Bản làm việc, người lao động cần pháp đáp ứng nhiều điều kiện trong đó có điều kiện về sức khỏe. Vậy Bị gãy Tay hoặc gãy Chân có đi XKLD Nhật Bản được không?. Hãy cùng XKLDVietNam trả lời câu hỏi trên thông qua bài viết sau bạn nhé!

I. Những ảnh hưởng tới sức khỏe khi bị gãy tay, gãy chân.

Gãy tay, gãy chân là hiện tượng xương bị gãy được chia làm 4 loại chính là: di lệch, không di lệch, hở và kín. Mỗi kiểu gãy xương thì lại có tình trạng khác nhau như gãy xương kín là trường hợp không vết thủng hay trên da có vết hở.

Tham Khảo Thêm:  Tổng hợp những Bệnh không được đi XKLD Nhật Bản

Gãy tay gãy chân thương có một số triệu chứng cụ thể:

  • Sưng và đau xung quanh vùng chấn thương;
  • Bầm tím;
  • Biến dạng cánh tay hoặc chân;
  • Đau ở vùng bị thương, đau tăng lên khi di chuyển vùng này hoặc có áp lực đè lên;
  • Mất chức năng vùng bị thương;
  • Trong gãy xương hở, xương nhô ra khỏi da.

Việc bị gãy tay, gãy chân ảnh hưởng rất lớn đến không chỉ sức khỏe mà còn tới cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Nếu bạn không được điều trị kịp thời và xử lý tốt sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng.

bi gay tay gay chan co di xkld nhat ban duoc khong
Bị gãy Tay hoặc gãy Chân có đi XKLD Nhật Bản được không?

II. Khi bị gãy tay gãy chân nên làm gì?

Nếu cảm thất mình bị gãy tay, gãy chân cần tìm ngay đến cơ sở y tế gần nhất để được chuẩn đoán và sơ cứu ngay lập tức. Nếu đúng là gãy xương thì phải điều trị đúng cách theo các bước sau:

  • Băng bột cố định
  • Nẹp cố định
  • Kéo liên tục
  • Cố định ngoài
  • Mổ hở và cố định trong
Tham Khảo Thêm:  Có tiền án, tiền sự có đi xkld Nhật Bản được không?

Bên cạnh đó người bệnh cần thực hiện chế độ ăn uống và sinh hoạt phù hợp. Đặc biệt là chế độ ăn uống giàu canxi, vitamin, cũng như hạn chế vận động mạnh và đi lại.

III. Bị gãy tay, gãy chân có đi XKLD Nhật Bản được không?

Trong 13 nhóm bệnh không được đi xuất khẩu lao động Nhật Bản thì có 1 nhóm thuộc về cơ xương khớp. Và nhóm bệnh cơ xương khớp này gồm có:

Loãng xương nặngViêm khớp dạng thấp
Viêm cột sống dính khớpViêm xương
Thoái hóa cột sống giai đoạn 3Cụt chi

Như nhóm trên thì người bị gãy chân hoặc gãy tay có thể đăng ký đi xuất khẩu lao động Nhật Bản bình thường.

Nếu khi bạn mới gãy tay hoặc gãy chân mà phải tham gia thi tuyển đơn hàng đi Nhật thì cần phải đi khám trước xem bác sĩ có động ý cho bạn tham gia hay không thì bạn mới được phép thi tuyển.

Nếu kết quả kiểm tra đạt, xương phục hồi tốt và không để lại di chứng thì bạn có thể đăng ký xkld Nhật Bản. Nếu không phục hồi tốt, hoặc có di chứng thì bạn sẽ không được đi Nhật.

Tham Khảo Thêm:  Hướng dẫn làm hộ chiếu đi Nhật Online và Offline

IV. Câu hỏi thường gặp

Nếu từng gãy tay hoặc gãy chân tôi có cần khai báo?

Việc khai báo là bắt buộc vì bạn cần kiểm tra sự phục hồi của xương và xem có di chứng gì không tránh việc khi tới Nhật phát sinh vấn đề bạn sẽ phải chịu mọi trách nhiệm.

Bị gãy tay hoặc gãy chân có đi Nhật được không?

Vì không nằm trong nhóm bệnh cấm nên nếu bị gãy tay hoặc gãy chân và phục hồi xương tốt, không để lại di chứng thì bạn sẽ được đăng ký đơn hàng đi Nhật. Nếu xương chưa phục hồi hoặc có di chứng để lại thì bạn sẽ không được đi Nhật.

Bị gãy tay hoặc gãy chân có điều trị được không?

Hiện nay trình độ y học phát triển mạnh, người bị gãy tay hoặc gãy chân có thể được điều trị chữa khỏi hoàn toàn mà không để lại bất cứ di chứng nào. Sau điều trị người bệnh có thể sinh hoạt làm việc bình thường.

>>>>>>> Xem thêm thông tin xuất khẩu lao động Nhật Bản tại XKLDVietNam

5/5 - (4 bình chọn)

Viết một bình luận